Hấp thụ Chiết_suất

Các vật liệu trong thực tế có thể hấp thụ năng lượng của bức xạ điện từ và chuyển hóa thành dạng năng lượng khác (như nhiệt năng). Hai nguyên nhân chính cho sự chuyển hóa năng lượng là hấp thụ lưỡng cực điện (nguyên nhân làm thức ăn nóng trong lò vi sóng) độ dẫn điện một chiều khác không của vật liệu thực tế (không có vật liệu nào là chất cách điện hoàn hảo). Để thể hiện sự hấp thụ của lan truyền bức xạ trong vật liệu, chiết suất có thể được viết dưới dạng số phức:

n ~ = n − i κ {\displaystyle {\tilde {n}}=n-i\kappa }

Với, n theo định nghĩa bên trên, và κ là hệ số thất thoát, thể hiện phần năng lượng bức xạ bị chuyển hóa thành dạng khác, hoặc theo bị tán xạ chệch hướng, i là căn bậc hai của -1. Cả n và κ đều phụ thuộc tần số (tán sắc).

Phần thựcphần ảo của chiết suất phức liên hệ với nhau qua liên hệ Kramers-Kronig. Có thể tính được chiết suất phức, theo liên hệ vơi tần số, qua phổ hấp thụ của vật liệu.

Các vật liệu ít hấp thụ (có độ trong suốt cao) như thủy tinh thường là chất cách điện tốt đồng thời có mức độ hấp thụ lưỡng cực điện thấp ở tần số thấp. Tuy nhiên khi tần số tăng, như tới tần số của ánh sáng, hập thụ lưỡng cực điện tăng khiến vật liệu này giảm độ trong suốt.